Tổ chức đánh giá sự phù hợp là gì?
Theo quy định của Nghị định 107/2016/NĐ-CP thì: Tổ chức đánh giá sự phù hợp là tổ chức tiến hành hoạt động thử nghiệm, kiểm định, giám định, chứng nhận sự phù hợ của sản phẩm, hàng há, quá trình sản xuất, cung ứng dịch vụ, môi trường phù hợp với tiêu chuẩn công bố áp dụng , quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.
Đối tượng áp dungjc ủa Nghị định 107/2016/NĐ-Cp bao gồm những cá nhân, tổ chức nào?
Bao gồm những đối tượng sau: tổ chức, doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh dịch vụ đánh giá sự phù hợp trên ãnh thổ Việt Nam (về thử nghiệm, kiểm định, giám định, chứng nhận, công nhận tổ chức đánh giá sự phù hợp); các cơ quan quản lý nhà nước và tổ chức, cá nhân có liên quan.
Nghị định 107 quy định cụ thể điều kiện kinh doanh, hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận, trình tự cấp Giấy chứng nhận đối với các hoạt động:
– Kinh doanh dịch vụ thử nghiệm chất lượng sản phẩm, hàng hóa;
– Kinh doanh dịch vụ kiểm định chất lượng sản phẩm, hàng hóa;
– Kinh doanh dịch vụ giám định chất lượng sản phẩm, hàng hóa;
– Kinh doanh dịch vụ chứng nhận sản phẩm, hệ thống quản lý;
– Kinh doanh dịch vụ công nhận tổ chức đánh giá sự phù hợp;
Theo đó, điều kiện kinh doanh dịch vụ thử nghiệm như sau, theo Nghị định số 107/2016:
+ Là tổ chức thành lập hợp pháp.
+ Có hệ thống quản lý và năng lực đáp ứng TCVN ISO/IEC 17025:2007 hoặc ISO/IEC 17025:2005 hoặc tiêu chuẩn quốc gia, quốc tế đối với thử nghiệm chuyên ngành.
+ Có ít nhất 04 thử nghiệm viên chính thức, nếu bổ sung lĩnh vực thử nghiệm thì phải có ít nhất 02 thử nghiệm viên tương ứng với lĩnh vực bổ sung, được đào tạo về TCVN ISO/IEC 17025:2007 hoặc ISO/IEC 17025:2005 hoặc tiêu chuẩn quốc gia, quốc tế đối với thử nghiệm chuyên ngành.
+ Có máy móc, thiết bị, dụng cụ thử nghiệm, đo lường phù hợp.
Hồ sơ đăng ký cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động thử nghiệm chất lượng sản phẩm, hàng hóa theo Nghị định 107/NĐ-CP gồm:
+ Đơn đăng ký hoạt động thử nghiệm;
+ Bản sao Quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư;
+ Danh sách thử nghiệm viên và các chứng chỉ, tài liệu liên quan;
+ Danh sách máy móc, thiết bị, dụng cụ thử nghiệm, đo lường phục vụ hoạt động thử nghiệm.
+ Tài liệu chứng minh năng lực hoạt động thử nghiệm và Mẫu phiếu kết quả thử nghiệm.
Điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm định, theo Nghị định 107/2016 như sau:
+ Là tổ chức được thành lập hợp pháp.
+ Có hệ thống quản lý và năng lực hoạt động đáp ứng TCVN ISO 9001:2008 hoặc các tiêu chuẩn quốc gia, quốc tế đối với kiểm định chuyên ngành.
+ Có ít nhất 04 kiểm định viên chính thức, trường hợp bổ sung lĩnh vực thì phải có ít nhất 02 kiểm định viên chính thức tương ứng với lĩnh vực bổ sung, được đào tạo về TCVN ISO 9001:2008.
+ Có máy móc, thiết bị, dụng cụ theo quy trình kiểm định.
Nghị định số 107 quy định hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận kinh doanh dịch vụ kiểm định chất lượng sản phẩm, hàng hóa trong quá trình sử dụng gồm:
+ Đơn đăng ký hoạt động kiểm định;
+ Bản sao Quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư;
+ Danh sách kiểm định viên, máy móc, thiết bị, dụng cụ phục vụ hoạt động kiểm định;
+ Tài liệu chứng minh năng lực hoạt động kiểm định kèm theo mẫu chứng nhận kiểm định.